image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Những điểm mới của Luật Căn cước công dân (sửa đổi)
Ngày 17/3/2023, tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Theo đó, bổ sung Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (vào tháng 5 năm 2023) và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (vào tháng 11 năm 2023). Trang Thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trân trọng giới thiệu một số điểm mới của Dự thảo Luật này.

Toàn cảnh phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.jpg

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Phiên hop thứ 21

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm có 7 chương, 45 Điều được xây dựng nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Luật Căn cước công dân (sau đây viết tắt là Luật CCCD) hiện hành và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy tiện ích của thẻ Căn cước công dân, phục vụ cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mở rộng đối tượng áp dụng

Dự thảo Luật mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật CCCD năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này còn áp dụng đối với người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.

Việc bổ sung nội dung cấp giấy chứng nhận CCCD và số định danh nhằm quản lý được toàn bộ công dân và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại địa phương; tạo thuận lợi cho công tác hoạch định chính sách phát triển xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Sửa đổi thông tin số thẻ CCCD, quê quán, nơi thường trú; lược bỏ vân tay

Về nội dung thể hiện trên thẻ CCCD, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi thông tin số thẻ CCCD thành số định danh cá nhân, quê quán thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư trú và chữ ký của người cấp thẻ được thay thế bằng dòng chữ "Nơi cấp: Bộ Công an" để phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật.

Bổ sung quy định về cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi 

Dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ CCCD trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.

Việc cấp thẻ cho công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc theo quy định của Luật CCCD hiện hành.

Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trong thời hạn 7 ngày làm việc

Về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn 7 ngày làm việc.

Quy định bổ sung về CCCD điện tử

Dự thảo luật bổ sung quy định về CCCD điện tử; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; sử dụng CCCD điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch dụ hành chính công và giao dịch dân sự trên môi trường điện tử.

Tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam

Về thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin và quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (người gốc Việt Nam) trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ CCCD, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư.

Dự thảo luật cũng quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu CCCD vào thẻ CCCD, cụ thể là bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu CCCD vào thẻ CCCD; Thẻ CCCD có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ CCCD. Điều này giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính như: Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Mẫu thẻ CCCD gắn chíp.jpg

Mẫu thẻ CCCD gắn chip

Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết năm 2024

Dự thảo Luật quy định chuyển tiếp theo hướng Chứng minh nhân dân (CMND) còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31.12.2024; các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Luật CCCD năm 2014 quy định, CMND đã được cấp có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định (15 năm), khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

Như vậy, với đề xuất mới, thời hạn sử dụng CMND sẽ bị rút ngắn còn gần 2 năm nữa, thay vì có thể dùng đến hết thời hạn kể từ thời điểm được cấp và công dân bắt buộc phải đổi từ CMND sang thẻ CCCD gắn chip./.

Kiến Quốc


Kiến Quốc (PCVP)
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement