image banner
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Phát triển du lịch tại Thạnh Hóa còn nhiều khó khăn

Ngày 04/7/2024, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh chuyên đề về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh do ông Trương Văn Nam - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Văn hóa – xã hội HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn giám sát đã có buổi khảo sát, làm việc với lãnh đạo UBND huyện Thạnh Hóa. Tham gia Đoàn giám sát có các Ủy viên trong Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tiếp và làm việc với Đoàn giám sát có ông Phạm Tùng Chinh – Chủ tịch UBND huyện, ông Trừ Vĩnh Thăng – Phó chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng, ban chuyên môn huyện cùng dự.

Ngày 04/7/2024, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh chuyên đề về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh do ông Trương Văn Nam - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Văn hóa – xã hội HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn giám sát đã có buổi khảo sát, làm việc với lãnh đạo UBND huyện Thạnh Hóa. Tham gia Đoàn giám sát có các Ủy viên trong Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tiếp và làm việc với Đoàn giám sát có ông Phạm Tùng Chinh – Chủ tịch UBND huyện, ông Trừ Vĩnh Thăng – Phó chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng, ban chuyên môn huyện cùng dự.

anh tin bai

Ảnh: ông Trương Văn Nam – Trưởng Ban Văn hóa – xã hội HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc

Trên cơ sở Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 3920/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND huyện Thạnh Hóa xây dựng Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 02/10/2017 về tổ chức thực hiện Chương trình số 17-CTr/HU của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; đồng thời, hàng năm đều ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn, nhất là các kế hoạch hành động phát triển du lịch, kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch và nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động phát triển du lịch phù hợp với điều kiện, tình hình mới tại địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều địa điểm truyền thống lịch sử văn hóa, lưu trú và sản phẩm đặc trưng phục vụ cho hoạt động tham quan du lịch như: Khu tưởng niệm Liệt sĩ Trung đoàn 207; Khu lưu niệm truyền thống Tiểu đoàn 261 – Giron; Làng nghề mai vàng tại xã Tân Tây; khu Lâm viên Thanh niên; chợ nông sản; điểm dừng chân Đồng Tháp; điểm du lịch trải nghiệm The Fam; 14 cơ sở lưu trú (01 khách sạn, 13 nhà nghỉ),…Các sản phẩm OCOP như: rượu chanh Khắp Phượng; Mật ong Quang Vinh; Trứng gà ác Hoàn Hảo Vina; Mắm bà Năm Nô; tinh dầu tràm; kẹo khóm. Việc huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội gắn phát triển du lịch tại địa phương được huyện quan tâm với tổng kinh phí 77,92 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 46,9 tỷ đồng, xã hội hóa khoảng 31 tỷ đồng; hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp cơ bản được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và tham quan du lịch.

Lợi thế so sánh của huyện so với các địa phương khác trong tỉnh là Làng nghề trồng mai xã Tân Tây. Làng nghề trồng mai là điểm nhấn của huyện để có sự tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng như đường, điện, nước,…góp phần vào hoàn thành tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới của huyện. Đến nay, đã có hơn 20 đoàn khách đến tham quan, học tập kinh nghiệm, được Sở Khoa học công nghệ hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mai vàng Tân Tây”. Để phát triển Làng nghề trồng mai đúng định hướng, có hiệu quả, ngày 03/4/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 863/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030, đã xác định những nội dung cụ thể và lộ trình thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện vẫn còn một số khó khăn nhất định, như: du lịch của huyện vẫn còn phát sinh nhỏ lẻ, tự phát, chưa hình thành tuyến, tour du lịch cụ thể và quy mô lớn; cơ sở hạ tầng dịch vụ phát triển du lịch chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ sở lưu trú du lịch còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa thật sự nổi bật, đặc biệt là sản phẩm du lịch bổ trợ còn ít, chưa thật sự thu hút và kích thích nhu cầu tham quan khách du lịch; Làng nghề trồng mai bước đầu triển khai chưa thu hút được nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm; khu Lâm viên Thanh niên chưa được khai thác hiệu quả; nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động du lịch còn thiếu; nguồn thu về du lịch vẫn còn khá hạn chế.

Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch của huyện trong thời gian qua, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới, Đoàn giám sát lưu ý và đề nghị huyện Thạnh Hóa quan tâm một số vấn đề sau:

1. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động, sáng tạo trong việc nghiên cứu, vận dụng các nội dung được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch năm 2017 để áp dụng, triển khai tại địa phương.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, con người Long An nói chung và người dân Thạnh Hóa nói riêng; chủ động liên kết quảng bá du lịch của địa phương đến các thị trường du lịch trong và ngoài tỉnh; hình thành chuỗi giá trị, sản phẩm nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch bao gồm lực lượng nồng cốt là những người làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trong hệ thống chính trị và những người trực tiếp làm du lịch (người dân, doanh nghiệp); tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp làm du lịch, hưởng lợi từ du lịch, có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.

4. Tập trung hỗ trợ, phát triển xây dựng được các điểm, tour, sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch bổ trợ (các khu di tích lịch sử), Làng mai Tân Tây, Khu Lâm viên Thanh niên. Rà soát, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch của địa phương, đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp quy hoạch của tỉnh để tạo điều kiện kêu gọi các nhà đầu tư phát triển các dự án du lịch với quy mô lớn.

5. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp tại địa phương.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement