image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đề nghị bổ sung các giải pháp đăng ký gia hạn lưu hành thuốc

Chiều 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Tham gia đóng góp dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đề nghị bổ sung các giải pháp đăng ký gia hạn lưu hành thuốc.

anh tin bai

Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu tại buổi thảo luận

Theo đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên, tại khoản 13 Điều 1 về sửa đổi bổ sung một số điểm của Điều 32 “kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử”, đại biểu nhất trí nội dung bổ sung quy định trong dự thảo luật, bởi hiện nay do thời đại công nghệ thông tin phát triển thì giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến, quy định này sẽ phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, thuốc là loại mặt hàng khá đặc biệt liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng, Do đó, cần phải có cơ chế quản lý hiệu quả hơn trong việc mua và bán thuốc. Từ đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu cân nhắc những quy định chi tiết về danh mục thuốc, hình thức kinh doanh, đối tượng được phép mua, bán thuốc theo hình thức thương mại điện tử, đồng thời phải giới hạn đối tượng mua, bán để tạo sự minh bạch của quy định và tránh rủi ro có thể phát sinh nhằm bảo vệ người sử dụng được an toàn.

Tương tự trên, dự thảo bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 42 “Trường hợp có kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng….”, đại biểu cho rằng quy định này là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu bổ sung cụ thể hơn các quy định về điều kiện thành lập, cách thức hoạt động cũng như cơ chế quản lý để có căn cứ xem xét, bảo đảm tính khả thi và tính đồng thuận; đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định về kiểm tra, kiểm định chất lượng thuốc trước khi cấp phép lưu hành, bên cạnh đó, phải có biện pháp chế tài đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc giả, kém chất lượng và có đánh giá tác động, đánh giá lợi ích, rủi ro, hậu quả với người bệnh khi mua thuốc trực tuyến, mức độ kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. 

Về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài (tại khoản 22 Điều 1 bổ sung Điều 53a), đại biểu cho biết dự thảo Luật có điểm mới so với Luật dược năm 2016, trong bối cảnh chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam của lĩnh vực dược ngày càng tăng, cùng hoạt động gia công và chuyển giao công nghệ dược, quy định này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, dự thảo chỉ quy định quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh tôi cho rằng chưa đủ. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu quy định bổ sung cơ chế quản lý, điều kiện hoạt động và các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, những vấn đề khác có liên quan ngoài quyền và trách nhiệm để đảm bảo đầy đủ khung pháp lý, thủ tục cấp phép, vận chuyển thuốc.

Bên cạnh đó, về thời hạn cấp, gia hạn hoặc thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (tại khoản 25 Điều 1 về sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 56). Đại biểu Hoàng Uyên cho rằng, tuy dự thảo Luật đã rút ngắn thời gian đăng ký gia hạn lưu hành thuốc, nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với thực lực hiện nay của cơ quan quản lý về dược của ngành Y tế. Ngoài ra, tình trạng không hạn chế số đăng ký lưu hành thuốc gây khó khăn trong việc quản lý vì số đăng ký càng nhiều thì càng khó quản lý, khó kiểm soát chất lượng thuốc khi đưa ra thị trường. Mặt khác, các cơ sở khám bệnh chữa bệnh cũng rất khó chọn thuốc để điều trị cho bệnh nhân dẫn đến những nơi cần thuốc thật sự thì không có sử dụng. Với những lý do trên, đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đề nghị có giải pháp để đáp ứng kịp thời, giảm bớt thủ tục, thời gian đấu thầu, nhằm đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời, đúng thuốc, đủ thuốc cho người dân. Đồng thời, cần có chủ trương rõ và ưu tiên nhập khẩu những loại thuốc mới, sản xuất công nghệ cao, thuốc đặc trị….mà trong nước chưa sản xuất được, những mặt hàng thuốc trong nước sản xuất được thì hạn chế nhập khẩu để phát triển công nghiệp dược trong nước. Đối với các loại thuốc mới đã kiểm tra, nhất là thuốc nhập khẩu ở các nước phát triển, thì cần có quy định rút gọn đơn giản hóa, bởi vì các loại thuốc này đã được qua kiểm tra sàng lọc theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trước khi cho phép lưu hành, nhất là các loại thuốc hiếm, thuốc đặc biệt. Theo đại biểu, việc này nên giao các công ty trong nước sản xuất, cung ứng thuốc, đặc biệt đối với các loại thuốc hiếm hoặc thành lập đơn vị dự trữ thuốc hiếm cấp quốc gia để có sự chủ động về nguồn thuốc khi cần.

anh tin bai

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết thúc phiên thảo luận chiều ngày 26/6

Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, đây là dự án luật có tính chuyên ngành rất cao, phần lớn đại biểu phát biểu công tác trong ngành y tế, nên các ý kiến phát biểu rất cụ thể về nhiều nội dung. Ngay sau kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại tổ và phát biểu tại hội trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra cần tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, khả thi trong từng quy định của dự thảo luật; kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội những vấn đề phát sinh để có hướng xử lý, hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 năm 2024./.

Nhật Duy
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement