image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Long An đóng góp dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Hoàng Văn Liên tham gia đóng góp dự thảo Luật ban hành VBQPPL (sửa đổi).

anh tin bai

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình dự thảo Luật ban hành văn bản quy pham pháp luật (sửa đổi) tại kỳ họp

Theo Tờ trình của Chính phủ thì việc xây dựng, ban hành Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.

Luật được xây dựng và ban hành nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, góp phần tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Dự thảo Luật ban hành VBQPPL trình tại kỳ họp có 08 chương, 72 điều, giảm 09 chương và 101 điều so với Luật ban hành VBQPPL năm 2015.

anh tin bai

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An-Phan Thị Mỹ Dung tham giá đóng góp dự thảo Luật ban hành văn bản quy pham pháp luật (sửa đổi) tại phiên thảo luận

Tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật ban hành VBQPPL, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho rằng tại điểm b khoản 1 Điều 21 dự thảo quy định HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết để quy định “b) Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;”. Song song đó, tại điểm b khoản 2 Điều 21 dự thảo quy định thẩm quyền của UBND tỉnh ban hành Quyết định để quy định “b) Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương”. Như vậy trường hợp nào thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cần được quy định cụ thể trong dự thảo luật.

Về trường hợp ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, tại điểm a khoản 1 Điều 50 dự thảo quy định: “a) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, cấp bách trong phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ;”. Song song  đó, tại khoản 1 Điều 52 dự thảo quy định về ban hành văn bản trong trường hợp đặc biệt “1. Trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp hoặc sự cố, thảm họa theo quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự hoặc sự kiện bất khả kháng và được Bộ Chính trị đồng ý, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt.”. Đại biểu đề nghị dự luật cần quy định cụ thể hơn các trường hợp được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và trong trường hợp đặc biệt.

Về hiệu lực hồi tố của VBQPPL, đại biểu Dung cho rằng quy định tại khoản 3 Điều 53 “3. Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản giao quy định chi tiết”, là khó đảm bảo tính khả thi cho địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết, nhất là trong trường hợp VBQPPL cấp trên ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và có hiệu lực ngay khi ban hành thì khi địa phương ban hành văn bản QLPL phải quy định hiệu lực hồi tố. Do đó, dự luật cần quy định rõ hơn hiệu lực hồi tố đối với các văn bản quy định chi tiết nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực tế hơn.

Tại khoản 4 Điều 72 dự thảo quy định “4. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực thực hiện đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền./.” Đại biểu Dung cho rằng việc quy định này là chưa phù hợp, chưa thống nhất với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 dự thảo “2. Văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản đó hoặc bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền.”. Đề nghị ban soạn thảo rà soát lại để hoàn chỉnh dự thảo luật.

anh tin bai

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tham gia ý kiến tại phiên thảo luận

Về trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của Đảng tại Điều 67 dự thảo luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Hoàng Văn Liên thống nhất cao dự thảo luật nhằm đảm bảo sự thống nhất sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng chính sách pháp luật. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng dự thảo luật cần quy định cơ quan trình dự án luật có trách nhiệm xin ý kiến đối với các vấn đề lớn của hồ sơ chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này thì hợp lý hơn, đảm bảo trách nhiệm đến cùng của cơ quan chủ trì soạn thảo./.


Kiến Quốc
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement